Báo Đồng Nai điện tử
En

Không hòa giải khi giao dịch vi phạm điều cấm của luật

10:09, 05/09/2022

Hỏi: Tôi mua đất của bà T. có lập hợp đồng đặt cọc, hẹn sau 2 tháng ký hợp đồng chuyển nhượng theo quy định. Đến ngày hẹn, giữa tôi và bà T. không ký được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ), vì người đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ mà bà T. bán cho tôi không đồng ý, không ủy quyền cho bà T. chuyển nhượng diện tích đất này.

Hỏi: Tôi mua đất của bà T. có lập hợp đồng đặt cọc, hẹn sau 2 tháng ký hợp đồng chuyển nhượng theo quy định. Đến ngày hẹn, giữa tôi và bà T. không ký được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ), vì người đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ mà bà T. bán cho tôi không đồng ý, không ủy quyền cho bà T. chuyển nhượng diện tích đất này.

Nếu tôi khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc, tòa án có phải tiến hành hòa giải không? Xin luật sư tư vấn.

Nguyễn Văn Cư (H.Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng)

- Trả lời: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, một trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực đó là mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội…

Mặt khác, Luật Đất đai năm 2013 quy định, người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng, cho… khi có giấy chứng nhận QSDĐ. Trường hợp đến ngày hẹn ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ theo quy định không thực hiện được do bà T. không đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ, không được ủy quyền ký chuyển nhượng, ông khởi kiện yêu cầu tòa án hủy hợp đồng đặt cọc giữa 2 người là đúng (vì vi phạm điều cấm của Luật Đất đai năm 2013).

Trong quá trình giải quyết vụ án, tòa án không tiến hành hòa giải theo hướng tiếp tục thực hiện hợp đồng vì giao dịch nêu trên giữa ông và bà T. vi phạm điều cấm của pháp luật. Trường hợp các bên chỉ tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật, tòa án vẫn tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó. 

LS Ngô Văn Định

Tin xem nhiều