Báo Đồng Nai điện tử
En

Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

09:08, 26/08/2022

Tại phiên họp chuyên đề pháp luật sáng 16-8-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) sửa đổi (đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV từ ngày 23-5 đến 16-6-2022) và dự kiến sẽ xem xét và biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (dự kiến từ ngày 20-10 đến 18-11-2022).

Tại phiên họp chuyên đề pháp luật sáng 16-8-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) sửa đổi (đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV từ ngày 23-5 đến 16-6-2022) và dự kiến sẽ xem xét và biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (dự kiến từ ngày 20-10 đến 18-11-2022).

Để hoàn thiện dự thảo luật nói trên, cơ quan soạn thảo đang lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, tổ chức, chuyên gia…

Tại Khoản 1, Điều 3 dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ sửa đổi có quy định, BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục đối với thành viên khác trong gia đình (Khoản 1). Ngoài ra, tại Khoản 2, Điều 3 của dự thảo luật này quy định, BLGĐ trên cơ sở giới là hành vi bạo lực giữa các thành viên gia đình với nhau dựa trên giới tính nhằm tước bỏ quyền của thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến của chuyên gia pháp lý đề xuất dự thảo luật nên bổ sung thêm vào Khoản 1, Điều 3 cho đầy đủ nhằm tránh tranh cãi khi có phát sinh tình huống cụ thể trong cuộc sống. Theo đó, Khoản 1, Điều 3 của dự thảo nên điều chỉnh thành: BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục đối với thành viên khác trong gia đình và xâm hại các quyền đã được pháp luật công nhận.

Luật sư Ngô Văn Định, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật tỉnh (Hội Luật gia tỉnh), phân tích Khoản 6, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 có nghiêm cấm hành vi cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. Cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm như: ngăn cản quyền được xác định cha, mẹ; ngăn cản quyền được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; ngăn cản quyền được vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi; ngăn cản quyền được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em…

Chính vì vậy, khi soi rọi với Khoản 1, Điều 3 của dự thảo Luật Luật Phòng, chống BLGĐ sửa đổi thì các hành vi trên không được khái quát lại để đưa vào phần hướng dẫn từ ngữ BLGĐ cho đầy đủ. Khi cha mẹ, thành viên khác trong gia đình có hành vi bị nghiêm cấm như trên nghĩa là xâm phạm tới quyền và bổn phận của trẻ em nếu không được xem là hành vi BLGĐ sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền của trẻ em.

   Đoàn Phú (ghi)

Tin xem nhiều