Báo Đồng Nai điện tử
En

Buồn vui trái phiếu doanh nghiệp

07:11, 01/11/2022

2022 là một năm nhiều sóng gió với thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN). Nhiều tập đoàn, công ty lớn (chủ yếu ở ngành bất động sản) liên tục phát hành những lô trái phiếu giá trị lớn để huy động vốn thực hiện các dự án. Phát hành trái phiếu về bản chất cũng là một cách để DN "mượn" tiền từ nhà đầu tư (DN, cá nhân, các tổ chức tài chính…) và trả lãi suất (thông thường cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ở các ngân hàng).

2022 là một năm nhiều sóng gió với thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN). Nhiều tập đoàn, công ty lớn (chủ yếu ở ngành bất động sản) liên tục phát hành những lô trái phiếu giá trị lớn để huy động vốn thực hiện các dự án. Phát hành trái phiếu về bản chất cũng là một cách để DN “mượn” tiền từ nhà đầu tư (DN, cá nhân, các tổ chức tài chính…) và trả lãi suất (thông thường cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ở các ngân hàng).

Hiện tại, các quy định pháp luật về phát hành trái phiếu DN đã và đang được hoàn thiện ngày một chặt chẽ hơn, song các vụ sai phạm trong quá trình phát hành các lô trái phiếu của một số DN lớn vừa qua (Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát…) cũng làm nhiều người băn khoăn về kênh huy động vốn này.

Thực tế, với bất cứ quốc gia nào, trái phiếu DN đều được xác định là kênh huy động vốn trung và dài hạn rất quan trọng với DN. Khi huy động vốn từ trái phiếu đúng luật và có hiệu quả sẽ giúp giảm sự lệ thuộc của DN vào kênh tín dụng ngân hàng, đa dạng hóa kênh cấp vốn.

Do đó, các Chính phủ đều tìm cách lành mạnh hóa kênh huy động này, như siết chặt quy định về phát hành trái phiếu DN riêng lẻ, nâng cao tính minh bạch của thị trường… 

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tính tới hết tháng 9-2022, số dư trái phiếu DN ở Việt Nam đang ở mức hơn 1,3 triệu tỷ đồng, giảm 200 ngàn tỷ đồng so với cuối năm 2021. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế uy tín, con số này là khá lớn, nhưng cũng mới chiếm 15% GDP cả nước. Trong khi đó, tại Trung Quốc, dư nợ trái phiếu DN lên tới 8 ngàn tỷ USD, chiếm 44% GDP nhưng nước này vẫn xử lý được sau thời gian 2 năm bất ổn.

Dưới góc độ các nhà đầu tư trái phiếu, lãi suất từ kênh đầu tư này đang cao hơn lãi suất tiết kiệm ở các ngân hàng từ 2-4%/năm và được cho là khá hấp dẫn. Vấn đề là sự minh bạch thông tin kinh doanh từ phía các DN, sự cẩn trọng xem xét thông tin từ các nhà đầu tư và cả “cái tâm” của đội ngũ các nhà môi giới trái phiếu. Bởi, dù có là kênh đầu tư hấp dẫn và được Chính phủ khuyến khích, một thực tế đang diễn ra trên thị trường Việt Nam thời gian qua là khi “xảy ra chuyện”, chưa có đơn vị nào đứng ra đền bù hay đảm bảo tiền và lợi ích của người mua trái phiếu.

Vi Lâm

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích