Báo Đồng Nai điện tử
En

Lập di chúc chỉ định kế thừa tố tụng cho ai?

09:08, 09/08/2022

Bạn tôi (ông A) là người nước ngoài, đứng đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (tòa án đang giải quyết). Do mắc bệnh hiểm nghèo, ông có ý định lập di chúc chỉ định tôi kế thừa tố tụng đối với vụ án nêu trên. Xin luật sư hướng dẫn.  

Hỏi: Bạn tôi (ông A) là người nước ngoài, đứng đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (tòa án đang giải quyết). Do mắc bệnh hiểm nghèo, ông có ý định lập di chúc chỉ định tôi kế thừa tố tụng đối với vụ án nêu trên. Xin luật sư hướng dẫn.  

Nguyễn Văn Huy (H.Cẩm Mỹ)

Trả lời: Bộ luật Dân sự hiện hành quy định, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy, việc lập di chúc chỉ định người thừa kế tố tụng sẽ vô hiệu vì vi phạm quy định của pháp luật.

Mặt khác, việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng được Bộ luật Dân sự hiện hành quy định: “Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng...”. Do vậy, người thừa kế theo pháp luật của ông A (theo hàng thừa kế) là người kế thừa tham gia tố tụng cụ thể:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông A.

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của ông A; cháu ruột của ông A mà ông là ông nội, ông ngoại.

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của ông A; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của ông A; cháu ruột của ông A mà ông là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, chắt ruột của ông A mà ông là cụ nội, cụ ngoại.

Lưu ý, người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì đến hàng thừa kế thứ hai...

LS Ngô Văn Định

Tin xem nhiều