Báo Đồng Nai điện tử
En

Tổng thống Biden "ra mắt" châu Âu

09:06, 11/06/2021

Lần đầu tiên gặp mặt trực tiếp sau hai năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển (G7) có 3 ngày (từ ngày 11 đến 13-6-2021) để thảo luận về hàng loạt các vấn đề quan trọng, như cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc, chiến lược phân phối vaccine Covid-19, thiết lập hệ thống thuế nhằm ngăn chặn các tập đoàn lớn trốn thuế, chống biến đổi khí hậu…

Lần đầu tiên gặp mặt trực tiếp sau hai năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển (G7) có 3 ngày (từ ngày 11 đến 13-6-2021) để thảo luận về hàng loạt các vấn đề quan trọng, như cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc, chiến lược phân phối vaccine Covid-19, thiết lập hệ thống thuế nhằm ngăn chặn các tập đoàn lớn trốn thuế, chống biến đổi khí hậu…

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp gỡ các quân nhân thuộc Không quân Mỹ và thân nhân họ đang đóng tại căn cứ RAF Mildenhall ở Sufolk (Anh) vào ngày 9-6, trước Hội nghị Thượng đỉnh G7 - Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp gỡ các quân nhân thuộc Không quân Mỹ và thân nhân họ đang đóng tại căn cứ RAF Mildenhall ở Sufolk (Anh) vào ngày 9-6, trước Hội nghị Thượng đỉnh G7 - Ảnh: AFP

Hội nghị thượng đỉnh tại London (Anh) cũng là dịp Tổng thống Mỹ Joe Biden “ra mắt” các đồng minh phương Tây. Chủ nhân Nhà Trắng đã đưa ra cam kết “nước Mỹ đã quay trở lại” và mong muốn các nền dân chủ trên thế giới liên kết cùng Washington để chống lại những thách thức “nghiêm trọng nhất của thời đại”.

Sự xuất hiện tại châu Âu của ông Biden rất được mong đợi, bởi không chỉ vì đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ công du nước ngoài sau khi nhậm chức vào tháng 1-2021, mà giới quan sát còn muốn biết Tổng thống Biden sẽ đưa ra những cam kết và hành động thế nào để hàn gắn lại mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa hai bờ Đại Tây Dương, vốn bị rạn nứt nghiêm trọng dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Châu Âu đang chờ đợi chính quyền của Tổng thống Biden cụ thể hóa các cam kết về hợp tác chống biến đổi khí hậu, tăng cường chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy quan hệ thương mại, đồng thời hoạch định một chiến lược chung về các vấn đề địa chính trị như: quan hệ với Nga, Trung Quốc, hạt nhân Iran… Ngoài ra, các đồng minh châu Âu cũng muốn Mỹ có cơ chế phối hợp tốt hơn, tôn trọng và tham vấn châu lục này trước khi đưa ra các chính sách như bãi bỏ bản quyền vaccine Covid-19 hay đánh thuế các tập đoàn toàn cầu.      

  Quốc Trung

 

Tin xem nhiều